Đăng nhập

Cổng TTĐT Xã Đức Chính - Huyện Cẩm Giàng

23/4/2023  |  English  |  中文

Di tích, danh thắng - Xã Đức Chính

CHÙA VŨ MÔN

DI TÍCH " KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT" CẤP TỈN NĂM 2010

Chùa Vũ Môn thuộc thôn Yn Vũ, xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Yển Vũ (còn được gọi là Vũ Môn) là một trong ba thôn của xã Đan Tràng, tổng Đan Tràng, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Vì thế Nhân dân thường gọi là chùa Vũ Môn. Ngoài ra, di tích còn được gọi là chùa Muôn, đây là cách gọi nôm của Nhân dân. Hiện nay thuộc Thôn Yển Vũ, xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Chua Vu Mon.jpg
Chùa Vũ Môn, Ảnh chụp năm 20210

Toạ lạc tại đầu thôn Yển Vũ, chùa Vũ Môn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng lâu đời của nhân dân địa phương. Di tích nằm trên một mảnh đất cao ráo, thoáng rộng. Mặt tiền quay hướng Tây, xa xa là dòng sông Bến Chài. Phía Đông giáp đường, phía Bắc và phía Nam giáp khu dân cư.

Như nhiều ngôi chùa tại các làng, xã khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ. chùa Vũ Môn là nơi thờ Phật theo thiền phái Đại thừa, đây là thiền phái phổ biến tại các ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam.

Theo dòng lịch sử, tại chùa đã có 2 vị sư trụ trì, sau khi các sư qua đời được Nhân dân quy tập vào lăng tháp. Đó là các nhà sư: Sư Vạn, sư Tâm trong đó sư Vạn được suy tôn là sư tổ. Lai lịch các nhà sư đều thất truyền, chỉ còn lại pháp danh ghi nhận tại lăng tháp hợp táng.​

Căn cứ vào kết quả khảo sát, điền dã, nghiên cứu, căn cứ vào hệ thống bia ký hiện lưu giữ tại di tích và quy mô kiến trúc, đặc biệt dòng chữ Hán khắc trên xà ngang ghi rõ: "Tuế thứ Giáp Thân niên mạch Đông thiên cốc nhật" nghĩa là "Ngày tốt tháng 10 năm Giáp Thân" Do vậy, Chùa Vũ Môn là công trình tín ngưỡng được nhân dân khởi dựng vào khoảng thời Hậu Lê (Thế kỷ thứ XVIII).​

          Kiến trúc chùa:

Từ ngoài nhìn vào chùa Vũ Môn có kiến trúc kiểu chữ Nhất , gồm 4 gian, chất liệu bằng gỗ lim, xây gạch, lợp ngói mũi truyền thống. Phía trước di tích tạo dáng đao cong, phía sau xây bít dốc, đắp nổi Hổ phù - hình tượng cầu no đủ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Tòa nhà dài 12,47m, rộng 7,46m gm 4 vì kèo. Kết cấu của các vì kèo khá đơn giản. Vì thứ nhất, vì thứ ba và vì thứ tư có kiến trúc giống nhau kiểu kèo cầu trụ báng, riêng vì thứ hai có kiến trúc kiểu chồng rường. Với lối bào trơn, đóng bén, song các mộng được lắp khít nên toà nhà không bị xô lệch. Nối các vì kèo với nhau là hệ thống xà quân, xà thượng và hoành, với lối ghép "Thượng tứ hạ ngũ", những chi tiết này đều được tạo dựng theo kiến trúc truyền thống. Chất liệu gỗ tứ thiết có chất lượng cao.

Trang trí nghệ thuật của công trình được thể hiện ở các xà nách và các con thuận của vì kèo thứ hai, chạm lá lật và đao hoả nghệ thuật. Trên tất cả các cột cái và cột quân của di tích đều khắc các dòng chữ Hán ghi tên những người công đức tu tạo chùa.

              Bài trí thờ tự:

Cũng như các chùa ở Bắc bộ, chùa Vũ Môn thờ Phật theo thiền phái Đại thừa gồm có 7 lớp tượng:

- Lớp thứ nhất: Gồm 03 pho Tượng Tam Thế.

- Lớp thứ hai: Gồm 03 pho, pho giữa là tượng A Di Đà, hai bên là hai vị Quan Thế Âm và Đại Thế Chí.

- Lớp thứ ba: Gồm 03 pho, pho giữa là tượng Thích ca bắt quyết. Hai bên là tượng cô Quỳnh và cô Quế, chất liệu gỗ, niên đại thời Nguyễn (TK 19).

 Lớp thứ tư: Tượng Thích Ca sơ sinh chất liệu gỗ, niên đại thời Nguyễn.

- Lớp thứ năm: Gồm 03 pho tượng, Thích Ca niêm hoa (chất liệu gỗ, thời Nguyễn), Nam Tào, Bắc Đẩu (tượng đất). 

- Ờ phía dưới hai bên là tượng Thánh Hiền và Đức Ông. 

tuong duc ong.jpgTượng đức ông chùa Vũ Môn thế kỷ thứ 19

 Lớp thứ sáu: Gồm hai pho tượng Phạm Thiên và Đế Thích.

Lớp thứ bảy: Gồm toà Cửu Long, nhóm tượng diễn tả sự tích Thích Ca giáng sinh có, 9 con rồng phun nước thiêng "rửa sạch" bụi trần gian trong sự chứng kiến của các Thiên Thần. Bồ Tát... Toà Cửu Long được tạo hình nghệ thuật thành nhiều lớp tượng thờ khá sinh động, vui mắt. Giữa toà Cửu Long có tượng Thích Ca sơ sinh tạo hình một bé trai (hài nhi) mặc váy ngắn đứng trên toà sen, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất.

chuông dong.jpgChuông Đồng chùa Vũ Môn, đúc tháng 11 năm Quý Mão - Thiệu Trị Thứ 3 (1848)

Để không gian thờ tự thêm phần thiêng liêng, tại di tích còn được treo một bức đại tự và hai đôi câu đối với nội dung ca ngợi đạo pháp và đức phật. Đặc biệt chùa còn lưu giữ bức Y môn từ thế kỷ thứ 18.Y mon va vanh cuu long.jpg

Y môn chùa Vũ Môn thế kỷ thứ 18​

Với giá trị tâm linh, lịch sử và nghệ thuật UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 3174/QĐ-UBND, ngày 22/11/2010 về việp xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật cấp tỉnh chùa Vũ Môn, thôn Yển vũ, xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.​


ĐÌNH LÀNG AN PHÚ.

 Dinh lang.jpg

Thôn An phú trước năm 1974 là một phần nhân dân của hai thôn An Trang và Hương Phú thuộc xã Cẩm Sơn. Theo tài liệu "Địa dư huyện Cẩm Giàng" của tác giả: Ngô Vi Liễn và "Thần tích-Thần sắc" của Kỳ lý -Hương hội hai làng  An trang và Hương phú năm 1938 Ghi lại:

Làng  An  Trang (Tục gọi là làng Giám)  vị trí - Bắc giáp sông Thái bình đối ngạn là là làng An dật (Thuộc phủ Nam sách), đông giáp làng Hương phú, tây giáp làng Trạm du, nam giáp làng Uyên đức, và Đan tràng. Diện tích: 107 mẫu, sông,ngòi có sông Thái bình chảy qua địa phận làng 1000 thước tây, rồi xuống  mé bắc tỉnh thành Hải dương, lại có một con sông nhánh gọi là sông Cầu gạc cũng chảy ra sông Thái bình còn ở đồng điền và trong làng có nhiều ngòi , lạch đi thông luôn. Dân số: đinh 196 suất; Nam, phụ, lão, ấu: 726 người.

Đình làng thờ Thần thành hoàng hiệu là : Đô Đại Minh Vương, sự tích ngài là người ở đất Trung Hoa sang An Nam đến làng An Trang dạy học. Được mấy năm ngài đi xem đất đến làng Do liệt tỉnh Bắc Ninh thấy có kiểu đất đẹp, ngài sinh táng ở đấy. Sau đến thời vua Lý Thái Tổ khởi nghĩa đánh quân nhà Minh (tức là quân Ngô) quân nhà Ngô đem binh thuyền sang đóng ở bờ sông Thái Bình thuộc địa phận làng An Trang. Vua Lê mang quân đến giẹp, đi đến địa phân làng Hoa Cầu tức là làng "Uyên Đức" bây giờ, vua đóng quân ở đấy. Đến đêm vua nằm chiêm bao thấy có thần báo mộng rằng: Tôi là người bên Tầu, đến đây dạy học, nay tôi chết đi, Thượng đế cho tôi làm Thành hoàng những nơi này. Ngày mai nhà vua đi đánh giặc, tôi xin giúp một trận hỏa công. Đến lúc vua Lê mang quân ra trận thì tự nhiên trên trời có một khối lửa rơi xuống đánh đám giặc. Giặc tan, sau vua Lê nghĩ đến công ngài phong cho làm Đô Đại Minh Vương vô vi cư sĩ thượng đẳng linh thần và ban công điền để dân trang An Trang lập miếu phụng thờ.

Trong đình có câu đối thờ:

Linh ứng thiên thu truyền quốc lục;

Âm phù nhất trận tán Ngô yên.

Năm 1938 đình Làng An Trang còn lưu giữ 5 đạo sắc phong từ niêu hiệu Tự Đức năm thứ 3 đến niên hiệu Khải định năm thứ 9.

Làng Hương Phú (Tục gọi là làng Xuân) trước đây bao gồm 2 làng Hương Áng và Phú Trang vị trí - Đông và Bắc giáp sông Thái Bình, đối ngạn với làng Uông Thượng (Thuộc phủ Nam  Sách), nam giáp làng Uyên Đức và xã Đan Tràng, tây giáp làng An Trang. Diện tích: 198  mẫu, sông, ngòi: Ở phía đông bắc có Sông Thái bình qua địa phận xã Hương phú 2000 thước tây, phía nam, có một con sông nhánh phát nguyên tự sông Thái Bình, dẫn vào đến dân cư rồi chia ra các ngả và có nhiều ngòi lạch đi quanh trong đồng điền. Dân số: Đinh: 114 suất. Nam, phụ, lão, ấu: 466 người.

 Đình làng Hương áng thờ hai vị thành hoàng: Đức ông là Nam-giang, Đức bà hiệu là Mị nương. Tục truyền rằng đời vua Hùng Vương thứ sáu trong nước có giặc Ân quấy nhiễu, bấy giờ đức Phù Đổng thiên vương vâng mệnh vua đi dẹp giặc thì Ngài theo giúp đức Phù Đổng thiên vương được phong là Bộ tướng quân. Khi giặc tan, vua Hùng vương ban công và gả con gái là Mị nương công chúa cho. Đến khi các ngài tạ thế thì được phong là thần.

Trong đình có câu đối thờ:

Thiết mã toàn càn khôn, Tổ quốc sơn hà lưu đới lệ.

Miêu nha chứng tang hải, sóc phương phong vũ hộ nhung yên.

 Đình làng Phú Trang thờ Thành hoàng cùng với làng An Trang hiệu là: Đô Đại Minh Vương vô vi cư sĩ thượng đẳng linh thần.

Năm 1938 đình 2 làng Hương Áng và Phú Trang còn lưu giữ 14 đạo sắc phong của các triều đại ( Hương Áng 9 đạo, Phú trang 5 đạo).

Năm 1974 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước di chuyển các hộ dân để giải phóng dòng chảy sông Thái Bình. Một phần nhân dân thôn An Trang và thôn Hương Phú sáp nhập vào xã Đức Chính lấy tên làng là An Phú. Ngày đầu sát nhập vào xã Đức chính do điều kiện kinh tế khó khăn lên việc xây dựng nơi thờ cúng các vị thành hoàng chưa thực hiện được nhưng nhân dân thôn An Phú vẫn luôn mong ước có 1 nơi thờ các vị thành hoàng làng để tưởng nhớ về nơi nguồn cội.

Năm 1999 Được sự đồng ý của cơ sở, Hội người cao tuổi trong thôn vận động nhân dân góp công góp sức xây dựng được Am thờ các vị Thành Hoàng làng tại khu đất thuộc đền Tam phủ. Do khuôn viên Đền có hạn, xa khu dân cư lên việc thờ cúng tế lễ hàng năm không được thuận lợi. Qua các kỳ tế lễ các vị Thành Hoàng sở nguyện của nhân dân trong thôn vẫn ấp ủ xây dựng được ngôi đình gần làng để phụng thờ các Ngài được nghiêm trang tố hảo.

Đình làng được khởi công xây dựng từ ngày 25-2 (4-2-Nhâm Thìn), tổng diện tích xây dựng 235 m2 với thiết kế theo kiểu chữ "Đinh" 2 gian hậu cung, mặt tiền 3 gian 2 dĩ, lắp dựng đủ hàng cột, hàng xà, theo lối "con chồng đấu rế" "tiền kẻ hậu bẩy" toàn bộ kiến trúc theo khuôn mẫu cổ kết hợp với kỹ thuật xây dựng hiện đại. Đình được xây dựng bằng bê tông cốt thép trang trí hoa văn lá lật kênh bong phần mái đóng mè lim Nam Phi lợp ngói mũi cổ Giếng đáy, hệ thống cửa làm theo lối bức bàn thượng sơ hạ mật, nền lát gạch vuông viglacera Hạ Long. Bên ngoài đình trang trí theo lối truyền thống: Đao tứ linh, nóc lưỡng long chầu nguyệt được các nghệ nhân sứ Bắc Ninh thể hiện. Để hợp với phong thủy, cảnh quan bên cạnh việc xây đình làng, thôn đã bố trí thiết kế giếng đình, sân và quy hoạch tổng thể mặt bằng phù hợp với quỹ đất công hiện có tôn thêm vẻ đẹp quần thể văn hóa của làng.

Trong đình làng uy nghi với bức hoành phi mang dòng chữ: Hộ quốc tý dân ( dịch nghĩa: Giúp nước che chở cho dân)

          Và đôi câu đối thờ gian chính điện:

          Kỷ vị niên thu liên kết nhị thôn thành An phú;

          Nhâm thìn xuân tiết cộng đồng chư tộc lập tân đình.

Cong lang An Phu.jpg

Khuon vien.jpg

         

Quần thể cổng làng, Nhà văn hóa thôn, đình làng, cây đa, giếng nước đã tạo lên một làng quê thuần Việt, yên bình và trù phú./.

​​